Cơ quan giải quyết bồi thườnglà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án quy định từ Điều 33 đến Điều 39 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017[1]ở cấp xã
[1]Đính kèm Phụ lục trích quy định từ Điều 33 đến Điều 39 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định về cơ quan giải quyết bồi thường.
Điều 33. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
1. Cơ quan giải quyết bồi thường ởtrung ương bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Tổng cục,cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộcBộ, cơ quan ngangBộhoặc thuộccơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
2. Cơ quan giải quyết bồi thường ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
3. Ủy ban nhân dâncấphuyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
4. Ủy ban nhân dâncấpxã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.
5. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của LuậtTiếp cận thông tin.
6. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định của LuậtTố cáo.
7. Cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.
8. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luậtvềtố tụng hình sự,tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 34. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Cơ quan điều trahoặccơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ralệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; đã ra lệnhbắt, quyết định tạm giữ nhưngcơ quan, ngườicó thẩm quyền quyết địnhtrả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Việnkiểm sát không phê chuẩn quyết định khởi tố vì khôngcó sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Việnkiểm sátquyết địnhtrả hồ sơvụ ánđể điều tra bổ sung,Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tramới đề nghị truy tốnhưng Việnkiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ ánđối với bị canvì khôngcó sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Điều 35. Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Việnkiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ củaCơ quan điều trahoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tranhưng người bịbắt, bịtạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩnquyết định khởi tố bị can,lệnh tạm giam củaCơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều trahoặcđãraquyết định khởi tố bị can,lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan, ngườicó thẩm quyền xác địnhkhông có sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạmhoặc đãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trảhồ sơvụ ánđể điều tra bổ sungnhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều trara quyết định đình chỉđiều trađối với bị canvì khôngcó sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạmhoặc đãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
3. Đãraquyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì khôngcó sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
4. Tòa án cấp sơ thẩmquyết địnhtrả hồ sơvụ ánđể điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan, ngườicó thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặcđãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
5. Tòa án cấp sơ thẩmquyết địnhtrả hồ sơvụ ánđể điều tra bổ sung nhưng sau đó tuyên bị cáo không có tội vì khôngcó sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
6. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩmxác địnhbị cáo không có tội vì khôngcó sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
7. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩmxác địnhbị cáo không có tội vì khôngcó sự việcphạm tộihoặc hành vi không cấu thành tội phạmvà sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩmxác địnhbị cáo không có tội vì khôngcó sự việcphạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Điều 36. Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Tòa áncấpsơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa áncấpsơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa áncấpsơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánvì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặcđãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa áncấpsơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
d) Tòa áncấpsơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
đ) Tòa áncấpsơ thẩm tuyên bị cáo có tộivàbản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánvì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặcđãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
e) Tòa áncấpsơ thẩm tuyên bị cáo có tộivàbản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
2. Tòa áncấpphúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Tòa áncấpphúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa áncấpphúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánvì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặcđãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Tòa áncấpphúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sựtrung ương có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sựtrung ươngmà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tộivà đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sựtrung ươngmà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tộiđể điều tra lạinhưngsau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánvì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặcđãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sựtrung ươngmà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tộiđể xét xử lạinhưngsau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
4. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết địnhgiám đốc thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội,hủy bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp dướiđã có hiệu lực pháp luật, đồng thờiquyết định về nội dung vụ ánvà tuyênbị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết địnhgiám đốc thẩm, tái thẩmcủamìnhmà quyết địnhbị hủy đã xác định bị cáo có tội,hủy bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp dướiđã có hiệu lực pháp luật để điều tra lạinhưngsau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ ánvì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặcđãhết thời hạn điều travụ ánmà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c)Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết địnhgiám đốc thẩm, tái thẩmcủamìnhmà quyết địnhbị hủy đã xác định bị cáo có tội,hủy bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp dướiđã có hiệu lực pháp luật để xét xử lạinhưngsau đó bị cáo được tuyên khôngcótội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
Điều 37. Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà bản án, quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này mà quyết định đó bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtquy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này là cơ quan giải quyết bồi thườngtrong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án, quyết địnhđó theo thủ tục đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Tòa án nhân dân tối caolà cơ quan giải quyết bồi thườngtrong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định củamình,hủy bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp dướiđã có hiệu lực pháp luậtquy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 của Luật này theo thủ tục đặc biệtvà xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao.
7.Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định củaBộluậtTố tụng hình sự,Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 38. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
1. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Công an nhân dân theo quy định củaLuật Thi hành án hình sự.
2. Cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong Quân đội nhân dân theo quy định củaLuật Thi hành án hình sự.
3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sựtheo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 39. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
1. Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.
2. Cơ quanThi hành án quân khu và tương đương.
3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định củaBộluậtTố tụng hình sự,Bộ luật Tố tụng dân sự.
|